Có phải bạn đang tự hỏi phải chuẩn bị như thế nào cho cuộc phỏng vấn xin việc sắp tới? Điều quan trọng nhất là phải chuẩn bị để trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Có một số câu hỏi kinh điển mà hầu như xuất hiện trong tất cả các cuộc phỏng vấn và vì phổ biến nên nhà tuyển dụng sẽ kỳ vọng rằng bạn có thể trả lời trôi chảy.
Có một số câu hỏi kinh điển mà hầu như nhà phỏng vấn nào cũng hỏi ứng viên.
Bạn không cần phải ghi nhớ câu trả lời của mình nhưng bạn nên suy nghĩ về những gì sẽ nói để không bị bối rối. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn kinh điển và đáp án hay nhất mà bạn có thể tham khảo:
1. Bạn có thể giới thiệu về bản thân không?
Khi hỏi câu này, người phỏng vấn muốn biết lý do tại sao bạn cho rằng mình phù hợp với công việc mà họ đang tuyển. Bạn hãy cố gắng trả lời các câu hỏi về bản thân mà không cung cấp quá nhiều hoặc quá ít thông tin cá nhân. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt đầu bằng cách chia sẻ một số sở thích và kinh nghiệm cá nhân không liên quan trực tiếp đến công việc, chẳng hạn như nói ngắn gọn về nơi bạn lớn lên, học vấn và động lực của bạn.
2. Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
Mục tiêu của nhà tuyển dụng là muốn xác nhận lại xem bạn có phải là ứng viên tốt nhất hay không. Họ muốn nghe bạn nói về bằng cấp chuyên môn, trình độ và kỹ năng. Hãy giới thiệu ngắn ngọn, tự tin, tập trung đề cập và giải thích về những giá trị bạn có thể mang đến cho công ty.
3. Điểm mạnh của bạn là gì?
Đây là một trong những câu hỏi kinh điển mà nhà tuyển dụng hầu như luôn luôn hỏi ứng viên để xác định mức độ phù hợp cho vị trí tuyển dụng. Khi bạn được hỏi về những điểm mạnh nhất của mình, điều quan trọng là phải thảo luận về các kỹ năng mà bạn cho là phục vụ trực tiếp công việc bạn đang ứng tuyển, đồng thời thể hiện sự khác biệt so với các ứng viên khác.
4. Điểm yếu của bạn là gì?
Khi được hỏi câu này, bạn hãy cố gắng diễn đạt về các khía cạnh tích cực liên quan đến kỹ năng và khả năng của bạn với tư cách là một nhân viên, biến những điểm yếu thành điểm mạnh. Hoặc bạn có thể chia sẻ ví dụ trong quá khứ, khi bạn nhận ra điểm yếu và đã cố gắng khắc phục.
5. Tại sao bạn muốn thay đổi công việc hiện tại?
Người phỏng vấn muốn biết lý do tại sao bạn muốn làm việc cho công ty của họ. Khi được hỏi về lý do tại sao bạn quyết định tìm việc làm mới, hãy trung thực, trả lời trực tiếp nhưng nhấn mạnh vào định hướng tương lai thay vì nêu ra những tiêu cực ở công ty cũ hoặc công ty mà bạn đang làm.
6. Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
Thoạt nghe, đó có thể là một câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời của bạn lại có vai trò quyết định khả năng cạnh tranh. Đừng đánh giá thấp quá thấp bản thân và đừng ngại đưa ra mức lương thậm chí cao hơn mức bạn nghĩ mình có thể đạt được, bởi vì hai bên vẫn có thể thương lượng thêm nếu bạn trúng tuyển.
Trả lời phỏng vấn tốt là yếu tố quyết định bạn có trúng tuyển hay không.
7. Tại sao bạn muốn nhận công việc này?
Câu hỏi này cho bạn cơ hội trả lời về những thông tin mà bạn biết về công việc và công ty của họ. Để có thể trả lời thật tốt, bạn hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ về công ty, sản phẩm, dịch vụ, văn hóa và sứ mệnh. Hãy nói cụ thể về những lý do mà bạn cho là bản thân phù hợp với định hướng, thế mạnh của công ty.
8. Bạn xử lý căng thẳng và áp lực như thế nào?
Khi hỏi câu này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn sẽ làm gì để công việc diễn ra suôn sẻ và bạn có thể đối phó với các tình huống khó khăn như thế nào. Bạn không nên tuyên bố rằng mình không bao giờ, hoặc hiếm khi trải qua căng thẳng. Thay vào đó, hãy thừa nhận sự căng thẳng tại nơi làm việc và giải thích cách bạn đã vượt qua nó, hoặc thậm chí sử dụng nó để làm lợi thế cho bạn.
9. Mô tả một tình huống hoặc dự án gặp khó khăn và cách bạn vượt qua nó?
Người phỏng vấn muốn biết bạn phản ứng như thế nào khi phải đối mặt với một quyết định khó khăn. Như với câu hỏi về căng thẳng, hãy chuẩn bị để chia sẻ một ví dụ về những gì bạn đã làm trong một tình huống khó khăn. Hãy kể thật chi tiết, đáng tin cậy và hấp dẫn.
10. Mục tiêu tương lai của bạn là gì?
Câu hỏi này được thiết kế để tìm hiểu xem liệu bạn có muốn rời đi ngay khi tìm thấy một cơ hội tốt hơn hay không. Bạn có thể giữ câu trả lời tập trung vào công việc, công ty và nhắc lại với người phỏng vấn rằng vị trí đó phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn.
Sau khi gửi CV xin việc vào vị trí mà công ty đang tuyển dụng, ứng viên có thế mạnh, kỹ năng tốt, phù hợp với tiêu chí mà nhà tuyển dụng đưa ra sẽ nhanh chóng được sắp xếp lịch phỏng vấn. Vì vậy, trước buổi phỏng vấn diễn ra, bạn cần chuẩn bị cũng như tìm hiểu về những gì liên quan đến lĩnh vực để tự tin trả lời và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé.
Hoàng Vũ Center mỗi ngày phục vụ hơn 30 khách hàng đến sửa chữa Iphone, Ipad, Macbook, Laptop, Surface, ép kính... tại trung tâm. Chúng tôi luôn trong trạng thái đầy nhiệt huyết để phục vụ quý khách một cách chuyên nghiệp, nhằm đêm đến cho quý khách sự trải nghiệm "Dịch vụ sửa chữa đạt chuẩn 5 sao" duy nhất tại Việt Nam hiện nay.